THÔNG TIN VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
1. Tên bài viết/tác phẩm: Mô hình cổng trường an toàn
giao thông hiệu quả tại trường mầm non Quốc Tuấn
2. Thể loại: Bài viết
3. Tên các cuộc thi đã tham gia (nếu có):
………………………………………..
4. Đã đăng trên các phương tiện truyền hình, báo chí: Website:
Đã đăng trên cổng thông tin điện tử trường Mầm non Quốc Tuấn.
5. Đường link tác phẩm: https://docs.google.com/document/d/1xIdkxNfp_OiU93X4BQ66zOFYgDu-0rWd/edit
6. Bài viết mới (Đánh dấu X): X
7. Tóm tắt nội dung tác phẩm (đối với tác phẩm
ảnh, phát thanh, truyền hình và bài viết từ 02 kỳ trở lên): Nêu bật được
chủ đề, nội dung chính, tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn…
Với quan điểm “An
toàn là bạn - tai nạn là thù”. Việc triển khai mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" không chỉ đảm
bảo an toàn cho học sinh mà còn tạo dựng ý thức giao thông văn minh trong cộng đồng. Một môi trường an toàn sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi đến trường và về nhàđồng thời giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiếc.Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông
trước cổng trường học.
MÔ HÌNH CỔNG TRƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG HIỆU QUẢ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TUẤN
“An toàn giao thông - Hạnh phúc của mọi nhà”
Giáo dục
an toàn giao thông cho trẻ là góp phần đem lại sự an toàn cho các bé bởi lẽ: “An toàn là bạn - tai nạn
là thù”. Với tốc
độ phát triển kinh tế như hiện nay thì các phương tiện giao thông càng hiện
đại, càng phổ biến, số lượng phương tiện lưu thông trên đường cùng
lúc ngày càng nhiều cùng với sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Thì mối hiểm
họa của tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn với bất cứ ai, bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu.
Với các
trường mầm non, việc đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường, trong sân
trường lại càng quan trọng hơn bởi học sinh còn quá nhỏ để có thể tự bảo vệ
mình. Trẻ đi học hoàn toàn là nhờ sự đưa đón từ phụ huynh. Vì vậy trường MN
Quốc Tuấn đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông.
Trước
hết đối với Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải là nguời gương mẫu, đi
đầu. Ký cam kết không vi phạm giao thông, không sử dụng phương tiên giao thông
khi đã sử dụng rượu bia. 100% CBGVNV đã ký cam kết vào đầu năm học.
Xây dựng
mô hình cổng trường an toàn giao thông: Đây là mô hình rất hiệu quả mà nhà
trường đã thực hiện trong nhiều năm qua:
- Thứ
nhất: Luôn đảm bảo khu vực cổng trường an toàn, có hàng rào bảo vệ và cổng an
toàn: Hàng rào chắn và cổng cần được thiết kế chắc chắn, an toàn để ngăn học
sinh nhỏ ra khỏi khu vực trường học mà không có người lớn đi kèm. Việc xây dựng
và triển khai mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" cho trường mầm
non giúp tạo ra một môi trường học tập an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao
thông. Đồng thời, mô hình này còn giúp nâng cao ý thức giao thông cho phụ
huynh, xây dựng cộng đồng giao thông văn minh và an toàn.
( Xe được xếp ngay ngắn đúng vị trí và có khoảng
chống để thoát xe)
- Thứ 2:
Khu vực cổng trường được kẻ vạch quy định vị trí để xe của phụ huynh khi đưa
đón trẻ tại trường. Có biển báo giao thông và nội dung tuyên truyền an toàn
giao thông gắn 2 bên cổng trường.
- Thứ 3:
Luôn luôn có bảo vệ túc trực để điều hành và hướng dẫn giao thông khu vực cổng
trường.
- Thứ 4:
Nhà trường xây dựng bộ quy định giờ trả trẻ theo khung thời gian phù hợp cho
từng độ tuổi:
- Thứ 5:
Giáo dục trẻ và nhắc nhở phụ huynh: Tổ
chức các buổi ngoại khóa, hội thảo nhỏ để giáo dục phụ huynh về tầm quan trọng
của việc tuân thủ luật giao thông và đảm bảo an toàn cho con em mình.
+ Làm
tốt công tác tuyên truyền trên Zalo nhóm lớp
Đẩy mạnh truyền thông về giáo dục an toàn giao thông cho
trẻ trong trường mầm non nhằm nâng cao
nhận thức của cha mẹ trẻ em và cộng đồng về giáo dục ATGT cho trẻ em nói chung
và đối với trẻ em mẫu giáo nói riêng.
* Nội
dung truyền thông tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như:
+ Khi
chở con đi đến trường cha mẹ phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo trẻ được ngồi ở vị
trí an toàn;
+ Phụ huynh không đi xe vào sân
trường, dựng xe khu vực trong cổng trường đúng quy định
+ Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng
cách tuân thủ luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Không được sử
dụng các chất có cồn như rượu bia khi đưa con và đón con
+
Cha mẹ không để trẻ đi chơi một mình, cần hướng dẫn trẻ một số quy tắc thông
thường như sang đường phải chú ý quan sát, đi trên vỉa hè hay sát lề đường phía
bên tay phải.
+ Ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, xử
lý tình huống khi tham gia giao thông; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia
giao thông;
+ Một số khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao
thông...
(Bài tuyên truyền
trên Zalo nhóm lớp)
- Tuyên truyền với phụ huynh thông qua tin nhắn
điện tử, facebook, zalo của nhóm lớp. Qua zalo sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên trở nên thân thiện hơn
đồng thời cũng là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất.
+ Thực
hiện Hội thảo chuyên đề: Chương trình tôi yêu Việt Nam . Trong năm 2022-2023
nhà trường tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề : Tôi yêu Việt Nam. Thành công
của Hội thảo có tính lan tỏa toàn trường và toàn huyện với sự tham gia của 150
đại biểu về dự và các đại biểu đại diện cho Phòng GD&ĐT, Phòng cảnh sát
giao thông công an huyện An Lão, Công an xã Quốc Tuấn.
- Thứ 6:
Lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện Chương trình
giáo dục mầm non. Đưa vào các chủ đề trong năm học: Chủ đề giao thông, chủ đề
An toàn,...Tổ chức hoạt động ngoài trời mô phỏng lại các hoạt động tham gia
giao thông trên sân trường cho trẻ thực hành trải nghiệm. Nhằm hình thành ý
thức tham gia giao thông cho trẻ ngay từ nhỏ.
Xác
định việc triển khai chương trình Tôi
yêu Việt Nam chính là làm sâu sắc hơn chương trình giáo dục mầm non. Tạo ra nét
đặc sắc của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Do đó tổ chuyên
môn, có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, tham gia các hoạt động phát triển chương
trình giáo dục, đặc biệt phát triển chương trình tôi yêu Việt nam.
Các nội dung trong chương trình “Tôi yêu việt Nam” được nhà
trường triển khai lồng ghép vào tất cả các chủ đề trong năm học và
các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trẻ được củng cố
kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới. Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua với các hoạt
động lồng ghép ATGT vào giáo dục trẻ thông qua các tiết dự giờ, hội thi giáo
viên dạy giỏi cấp cơ sở.
+ Nhà trường xây dựng môi
trường bên ngoài lớp về “An toàn giao thông” cho trẻ được làm quen, trải
nghiệm. Vẽ sân chơi của trẻ mô hình ngã tư đường phố, trẻ được trải nghiệm
thú vị khi làm chú công an hướng dẫn giao thông, làm chú tài xế nhỏ chạy trên
đường tuân thủ luật giao thông.
Nội dung
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ được thực hiện theo nguyên tắc linh hoạt áp
dụng, các hình thức phương pháp an toàn giao thông tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ
được vui chơi thực hành trải nghiệm, phát triển toàn diện góp phần đảm bảo việc
có hiệu qủa các mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Nhân rộng và triển khai
có hiệu quả các đồ dùng đồ chơi về Phương tiện và luật lệ giao thông đường bộ.
Chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ, do vậy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
thông qua chơi là phù hợp và dễ dàng đạt hiệu
cao. Thông qua trò chơi kiến thức giao thông của trẻ sẽ được hiện thực
hóa, giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, tham gia hoạt động các bé có cơ hội nhập vai
(Bé đóng vai cảnh sát giao thông trên sa hình ngã tư đường
phố
tại sân trường MN Quốc Tuấn)
những nhân vật khác nhau trong hoạt động
giao thông như: Người tham gia giao thông, người điều hành giao thông, trải
nghiệm các tình huống thực tế, từ đó các bé có cơ hội tìm hiểu về kiến thức
giao thông từ đó bắt đầu hình thành ý thức tham gia giao thông VĂN MINH VÀ AN
TOÀN.
Việc triển khai mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" không chỉ đảm
bảo an toàn cho học sinh mà còn tạo dựng ý thức giao thông văn minh trong cộng đồng. Một môi trường an toàn sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi đến trường và về nhà, đồng thời giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiếc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường học!