BÀI VIẾT
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
gắn liền với phát triển giáo dục
Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để có những bước tiến đáng khích lệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm: Tiêu chí số 5 Trường học và tiêu chí số 14 Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và chỉ đạo các địa phương trong công tác quy hoạch và tổ chức sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường, lớp phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đồng thời, phát triển các nhóm trẻ, trường mầm non tư thục, duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai hướng tới sự phát triển bền vững, Ban thường vụ huyện ủy An lão đã ban hành nghị quyết số 94 về đổi mới phát triển giáo dục và đào tạo huyện An lão đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung cao cho việc đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy và học phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường học trên địa bàn đạt chuẩn mức độ I và có tối thiểu năm trường đạt chuẩn mức độ II hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ huyện An lão lần thứ VIII đã đặt ra.
Để góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, Phòng GD&ĐT huyện An Lão tỉnh còn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường tham gia các lớp bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học. Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị. Đồng thời, chú trọng việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; bố trí đủ giáo viên các bộ môn, nâng chuẩn đào tạo, xây dựng lực lượng giáo viên nòng cốt. Củng cố bộ máy tổ chức trong nhà trường theo điều lệ trường học, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, tập trung duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Cùng với đó, cán bộ, giáo viên các trường học thực hiện cải tiến phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Chính vì vậy có thể thấy rằng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới gắn liền với sự phát triển của giáo dục. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ hiện nay, chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó xác định Giáo dục là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm kế hoạch tiến độ, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, bảo đảm cho phát triển kinh tế.
Trong năm học vừa qua, trường Mầm non Quốc Tuấn đã coi chuyển đổi số giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm được nhà trường triển khai trong những năm học vừa qua như:
Nhà trường thực hiện tốt chuyển đổi số, ứng dụng CNTN trong quản lí điều hành, công tác quản lý hành chính, chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ . Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành và phổ cập giáo dục xóa mù chữ; Cập nhật đầy đủ kịp thời thông tin báo cáo. Nộp báo cáo đúng thời gian quy định. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn UDCNTT do Sở GD-ĐT tổ chức;
Tham gia tập huấn và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành đầy đủ. Cập nhật CSDL ngành một cách thường xuyên. Nhà trường cập nhật tin bài trên trang Facebook và trang website của nhà trường một cách thường xuyên, làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh; Các lớp đều có mạng zalo riêng của lớp để trao đổi với phụ huynh về các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ
Năm học 2022-2023 nhà trường lựa chọn dùng Yoyo School quản lý nguồn thu không dùng tiền mặt; Hoàn thành số lượng đảm bảo chất lượng video PGD giao và thư viện học liệu giáo dục dùng chung cho GDMN của huyện và tham gia đóng góp sản phẩm vào kho học liệu dùng chung của GDMN thành phố (2 sản phẩm); Duy trì CSVC phòng họp, hội thảo trực tuyến để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học; Ứng dụng công nghệ số khi xây dựng các bài tập và trò chơi cho trẻ;Tạo các mã QR cood, lập thư viện số để chia sẻ tài liệu tìm kiếm khai thác thông tin trên các trang mạng,... Chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột suất được xử lý nhanh, kịp thời, đảm bảo chất lượng hiệu quả.
(Tôi và đồng nghiệp nhận giải nhất cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số)
Có thể nói chuyển đổi số trong giáo dục là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học.
Thực tế cho thấy, ngành Giáo dục đang "hòa mình" vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ có thể tạo ra hiệu ứng khác nhau trong giáo dục và mang lại nhiều giá trị tích cực. Đây là xu thế không thể đảo ngược khi giáo dục ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, chuyển đổi số trở thành giải pháp đúng đắn để giúp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Và trường học số chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó.
Theo ông Lê Nguyễn Trường Giang - Viện trưởng Viện chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi trường học truyền thống trở thành Trường học số là chuyển đổi bản chất của một trường học từ truyền đạt tri thức sang chuyển hóa tri thức. Cụ thể là chuyển đổi từ việc tiếp thu tri thức một cách thụ động sang vận dụng và kiến tạo tri thức thích ứng hiệu quả với một môi trường đòi hỏi sự tương tác liên tục và đồng thời.
Trọng tâm của trường học số là tạo ra những sự sáng tạo đột phá thông qua tiến trình module hóa các chương trình giáo dục, cho phép tạo ra những sự kết hợp và phối hợp có tính thích ứng cao và hiệu quả. Điều này giúp cho mỗi cá nhân, vừa đạt được các lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích tổng thể nhờ sự đồng tâm trong một ngôi trường và hướng tới sự cộng tác thông qua quá trình chia sẻ để thúc đẩy sự phát triển của tri thức. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự an toàn trong việc đạt được các lợi ích mà tiến trình giáo dục trong các nhà trường đem đến cho cả học sinh, giáo viên và các bên liên quan.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A2. Tôi nhận thấy việc chuyển đổi số là vô cùng quan trọng đối với công việc chúng tôi đang làm. Giúp cho tôi và đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giáo dục hay, tiên tiến, cải tiến kỹ thuật trong cách dạy và cách học của trẻ, thiết kế và xây dựng các thiết bị dạy học trên nền tảng số. Trong năm học 2022-2023 tôi đã thực hiện việc xậy dựng giáo án điện tử trên goole Driver, trên các phần mềm hỗ trợ. Tôi chăm chỉ tìm tòi khám phá, tự nghiên cứu trên không gian mạng, tự học hỏi và chọn lọc những kiến thức phù hợp với công việc của tôi. Tháng 12 năm 2022 tôi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đạt giải thủ khoa, xuất sắc và vinh dự được đứng số 1 trên 77 thí sinh tham gia dự thi. Cuối năm học tôi cùng đồng nghiệp tham gia cuộc thi " Xây dựng thiết bị dạy học số" do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão tổ chức và nhóm chúng tôi vinh dự đạt giải nhất tại cuộc thi với phần thi: Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mầm non trên nền tảng phần mềm QuiZi. Ngoài ra tôi còn thiết kế và tự xây dưng 5 video bài dạy nộp về kho học liệu của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Tôi rất mong muốn có nhiều thười gian hơn nữa để tôi có thể nghiên cứu và tiếp tục xây dựng lên thật nhiều các thiết bị dạy học số để lan tỏa những kiến thức hữu ích cho các đồng nghiệp và đặc biệt là cho học sinh của chúng tôi những mầm non của đất nước.
( Tôi nhận giấy thủ khoa trong cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện)
Việc chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo, góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi số không phải là công việc dễ dàng một sớm, một chiều song với sự nỗ lực, tinh thần cầu thị, quyết tâm của các nhà trường, chúng ta sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ chuyển đổi số tạo sự phát triển bền vững trong ngành giáo dục của thành phố Hải Phòng.
NGƯỜI VIẾT
Đào Thị Thùy Linh